Những điều nhân viên mong muốn từ lãnh đạo của mình
Bạn không thể thực hiện mọi ý tưởng, nhưng bạn có thể làm cho nhân viên cảm thấy bạn đánh giá cao giá trị của các ý tưởng đó.
Thăng tiến và lợi ích không phải là những yếu tố quyết định để giữ chân nhân viên dù nó đóng vai trò rất quan trọng. Mức lương cao hơn tự nó không khiến nhân viên làm việc với năng suất cao hơn. Sự gắn bó, đạo đức làm việc, và động lực làm việc của nhân viên không hề dựa trên lương. Những điều mà nhân viên của bạn thật sự mong muốn là:
Mục tiêu
Mục tiêu đem đến không khí hào hứng, một chút cạnh tranh và ý nghĩa cho công việc, ngay cả những công việc nhàm chán nhất. Nếu bạn không muốn tạo ra không khí cạnh tranh quá gay gắt nơi công sở, có thể hướng dẫn nhân viên đặt ra mục tiêu để cạnh tranh với chính bản thân mình trong quá khứ. Không còn điều gì tệ hại hơn là để nhân viên làm việc không có mục đích.
Sứ mệnh
Tất cả chúng ta đều muốn mình trở thành một phần của một điều gì đó lớn lao hơn. Chúng ta nỗ lực phấn đấu để xứng đáng với những lời khen như “tốt nhất” hay “giỏi nhất” hoặc “nhanh nhất”. Hãy để nhân viên của bạn biết rõ mục tiêu và sứ mệnh mà doanh nghiệp của bạn muốn vươn tới, những điều tốt đẹp mà bạn muốn mang đến cho khách hàng và cộng đồng.
Quyền thể hiện ý kiến
Ai cũng muốn đưa ra các đề xuất và ý tưởng. Từ chối cho nhân viên cơ hội tham gia ý kiến, trình bày ý tưởng đồng nghĩa với việc bạn đang tạo ra các robot vô tri. Hay tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện chính kiến. Bạn không thể thực hiện mọi ý tưởng, nhưng bạn có thể làm cho nhân viên cảm thấy bạn đánh giá cao giá trị của các ý tưởng đó.
Giúp nhân viên sẵn sàng chiến thắng
Không ai muốn thất bại. Những lãnh đạo do dự sẽ đặt nhân viên nhầm chỗ, đưa ra những mục tiêu thiếu thực tế, mắc kẹt với những nhân viên kém năng xuất, hay thay đổi định hướng một cách thiếu công bằng, họ chỉ khiến cho mọi người chán nản và cảm thấy mình thất bại.
Việc của bạn là tạo điều kiện cho mọi người thành công. Nếu bạn làm được vậy, tất cả sẽ cùng có lợi.
Sự kết nối
Ít ai muốn làm việc chỉ vì tiền lương, mọi người còn cần những mối quan hệ. Một lời tử tế, một cuộc trò chuyện về gia đình, vài buổi đi chơi cùng đồng nghiệp, giúp đỡ nhau trong công việc… những khoảnh khắc cá nhân quan trọng hơn nhiều hơn so với các cuộc họp hoặc đánh giá chính thức.
Nụ cười…… động lực làm việc của nhân viên
Sự công bằng
Thiên vị là một trong những nguyên nhân chính gây mất đoàn kết trong nội bộ, ảnh hưởng đến sự tập trung và tinh thần làm việc của nhân viên. Chìa khóa để duy trì sự công bằng là tuân thủ các nguyên tắc và thông qua giao tiếp để giúp nhân viên hiểu rõ các qui trình hoạt động của công ty. Nhân viên càng hiểu rõ cách bạn ra quyết định thì càng ít có cảm giác mình bị đối xử không công bằng.
Nhân viên không cần phải biết hết những điều đang khiến bạn lo lắng. Họ tôn trọng việc bạn tin tưởng họ, những bạn là ông chủ. Và đừng mất bình tĩnh trong các cuộc họp vì nhân viên không được như kỳ vọng của bạn. Đó là chuyện bình thường mà, thực tế bao giờ cũng cách xa kỳ vọng. Nhưng sự công bằng và kiên định luôn là trụ cột.
Tương lai
Mỗi công việc tiềm năng đều dẫn chúng ta đến một điều gì đó đáng trông đợi ở tương lai. Ngoài sự thăng tiến và thu nhập, nhân viên của bạn thường trông đợi nhận được là kiến thức, cơ hội, các mối quan hệ, sự ổn định và an toàn ở trong và ngoài công ty… Hãy giúp họ nhìn thấy tương lai tươi sáng phía trước khi làm việc với bạn.
Tự do.
Ít ai muốn làm việc chỉ vì tiền lương, mọi người còn cần những mối quan hệ
Bạn không nhất thiết phải cầm tay chỉ việc mới giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Công việc của bạn là định hướng và để nhân viên tự do, chủ động làm việc theo cách mà họ thấy thoải mái nhất. Cuối cùng, điều bạn cần là kết quả công việc, không phải là quá trình. Trao quyền tự chủ cho nhân viên cũng giúp bạn bớt đi những nhiệm vụ không tên và tăng cường tinh thần chịu trách nhiệm cho họ.
Bất cứ khi nào có thể, hãy để nhân viên của bạn được tự do theo cách họ làm việc tốt nhất.
Leave a Reply